Số hóa tài liệu trong xây dựng mô hình chính quyền điện tử
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay và tương lai. Thực tế cho thấy trong những năm qua, các cơ quan hành chính, doanh nghiệp đều quan tâm đẩy mạnh xây dựng mô hình chính quyền điện tử nhằm việc thúc đẩy cải cách hành chính, phục vụ tốt hơn nhu cầu và lợi ích của người dân và tổ chức, doanh nghiệp.
Số hóa tài liệu trong xây dựng mô hình chính quyền điện tử |
Hiện nay, việc đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin nói chung và việc số hóa thông tin dữ liệu nói riêng đang được các đơn vị nghiên cứu triển khai với hệ thống hiện đại.
Theo khảo sát hầu hết người sử dụng chưa ứng dụng được những công nghệ, quy trình tối ưu nhất cho công đoạn scan tài liệu, dẫn đến hệ lụy chi phí scan tài liệu cao do quá nhiều thao tác thủ công, chất lượng bản quét không tốt dẫn đến phần mềm nhận dạng không làm việc được; ảnh quét mờ, mất chữ, thậm chí mất (sót) trang tài liệu; chi phí tìm kiếm tài liệu gốc rất lớn nếu bản quét không chất lượng, không có giá trị khai thác tức thời. Vì vậy, việc ứng dụng hiệu quả các công nghệ số hóa dùng chung sẽ góp phần tích cực trong cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động và chất lượng phục vụ của bộ máy hành chính các cấp.
Cần phải có chủ trương xây dựng, kiến trúc Chính quyền điện tử trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả cũng như giảm thiểu tối đa chi phí đầu tư trong quản lý nhà nướcNgoài ra việc định hướng xây dựng mô hình chính quyền điện tử của tỉnh cũng như từng bước ứng dụng CNTT trong quy trình quản lý trên địa bàn tỉnh, huyện; cụ thể đã xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật (cổng kết nối, trung tâm dữ liệu…) hay đã triển khai việc ứng dụng các phần mềm (như cổng thông tin, điều hành văn bản điện tử, một cửa liên thông…) nhằm phục vụ người dân & doanh nghiệp ngày một tốt hơn.
Trong việc xây dựng mô hình chính quyền điện tử, quy trình số hóa dữ liệu, thông tin trên giấy sang dữ liệu, thông tin điện tử đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Để thực hiện chủ trương xây dựng mô hình chính quyền điện tử đó, bước đầu tiên trong quy trình điện tử hóa các tài liệu pháp lý là xác nhận các loại/nhóm dịch vụ công cần trực tuyến hóa Văn bản điện tử, thứ tự ưu tiên của các loại tại liệu cần số hóa và từ đó, tiến hành tạo lập, trao đổi, lưu trữ thông tin số cho chính quyền điện tử.
Một số kinh nghiệm thực tiễn của công ty FSI trong ứng dụng công nghệ số hóa đối với Lĩnh vực Hành chính công cũng như tổng quan về các giải pháp phần cứng, phần mềm đặc trưng giúp tự động hóa việc quản trị thông tin mà FSI cung cấp, hỗ trợ cho các cơ quan chính quyền Nhà nước trên thế giới cũng như trong khu vực.