Hơn 80% nhân sự của FSI – đơn vị cung cấp giải pháp chuyển đổi số hàng đầu Việt Nam đã áp dụng làm việc online và đạt được những thành tựu nhất định bước đầu trong đại dịch corona. Một trong những “bí kíp” đó là phương thức vận hành theo 6 chiến thuật phòng ngự. Hôm nay hãy cùng phóng viên báo….. gặp gỡ vị CEO của FSI để phân tích rõ hơn về các chiến lược mà đơn vị đã áp dụng thành công.
Lựa chọn với 6 chiến thuật phòng ngự – phản công, FSI đã áp dụng thành công để duy trì tốt hoạt động sản xuất, kinh doanh và ứng phó với dịch bệnh trong trường hợp xấu nhất. Cùng chúng tôi gặp gỡ Ông Nguyễn Hùng Sơn – Tổng giám đốc FSI để được chia sẻ thêm về quan điểm này.
- Đọc thêm bài phỏng vấn: 6 chiến thuật phòng ngự – phản công cho doanh nghiệp trong đại dịch: TẠI ĐÂY
– Với hơn 13 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực số hóa, chuyển đổi số, quan điểm của FSI luôn chủ động dự phòng để sẵn sàng đối diện với rủi ro. Ông có thể chia sẻ lại những chiến thuật dự phòng của FSI đã áp dụng là gì?
Thời gian qua, giải pháp đầu tiên chính là FSI đã nhanh chóng thực hiện đủ 6 chiến thuật như bài kỳ trước tôi đã chia sẻ cho các doanh nghiệp. Ở đây, tôi xin phép nhấn mạnh nhanh lại 6 biện pháp đó:
Thứ 1: Rà soát khối lượng công việc để điều chỉnh nhân sự, chi phí về mức tinh gọn và tối ưu nhất, ít nhất là trong quý tiếp theo.
Thứ 2: Tập trung chăm sóc tốt khách hàng hiện có theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, củng cố gắn kết giữa doanh nghiệp và khách hàng.
Thứ 3: Lập ra kịch bản xấu nhất với doanh nghiệp mình và diễn tập cho kịch bản đó.
Thứ 4: Tập trung cho đào tạo, huấn luyện nhân sự nâng cao tính chuyên nghiệp và kỷ luật.
Thứ 5: Liên hệ ngay với các nhà cung cấp, đối tác, thầu phụ trong cùng chuỗi cung xem dịch bệnh làm ảnh hưởng đến luồng giao dịch không và làm thế nào để tìm ra cách ứng phó.
Thứ 6: Lập quỹ tích lũy, dự phòng rủi ro cho doanh nghiệp của mình.
Việc áp dụng tất cả các biện pháp, chiến thuật đã liệu kê đã giúp FSI chủ động ứng phó với dịch bệnh, tranh thủ thời gian để nâng cao nội lực và sẵn sàng bứt phá nhanh khi dịch bệnh kết thúc.
– Ngoài việc thực hiện theo những chiến thuật mà Ông đã chia sẻ, tại FSI đã có những công tác gì để đảm bảo sức khỏe cho mọi cán bộ nhân viên, đồng thời duy trì năng suất và hiệu quả công việc?
Như các đơn vị khác, nhằm đảm bảo an toàn cho cán bộ nhân viên và đảm bảo giao dịch khách hàng, FSI đã triển khai hàng loạt phương án phòng, chống, cung cấp trang thiết bị công cụ dụng cụ để đảm bảo vệ sinh nơi làm việc và đảm bảo yếu tố an toàn lao động cho toàn thể cán bộ nhân viên. Đồng thời chủ động, bình tĩnh và có phương án, kế hoạch truyền thông liên tục đến cán bộ nhân viên nhằm kiểm soát dịch bệnh.
Doanh nghiệp chuẩn bị được cho mình những chiến lược hiệu quả để ứng phó với những tác động tiêu cực mà đại dịch COVID-19
Cạnh đó, từ chính các sản phẩm thế mạnh là số hóa và chuyển đổi số của mình, chúng tôi đã nhanh chóng phát triển thêm các phiên bản quản lý công việc giúp doanh nghiệp tạo lập quy trình làm việc và quản lý công việc trên môi trường số một cách dễ dàng. Và khi đại dịch bùng phát, chúng tôi đã chuyển sang làm việc online từ xa để vừa đảm bảo sức khỏe cho CBNV mà vẫn không bị gián đoạn trong kinh doanh.
– “Đảm bảo” và “phát triển an toàn” là điều mà các doanh nghiệp quan tâm hiện tại, ngoài những chiến thuật FSI đã áp dụng, thì còn giải pháp giúp doanh nghiệp yên tâm vượt qua “cơn bão dịch bệnh” này?
Là đơn vị đi đầu trong dịch vụ triển khai dịch vụ số hóa, chuyển đổi số, FSI bằng năng lực, kinh nghiệm thực tiễn của mình luôn tổ chức hoạt động theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 27001:2013 về an ninh an toàn bảo mật thông tin từ 2015. Nên ngay kể cả trong lúc không có dịch bệnh, FSI đã luôn có sẵn các phương án khắc phục, quản lý rủi ro cho hoạt động của mình.
Trong giai đoạn dịch bệnh căng thẳng, về chiến lược kinh doanh của FSI không thay đổi, nhưng chúng tôi đã hành động và thực hiện theo cách riêng của mình. Cụ thể ở đây:
– Bằng việc sớm ứng dụng chuyển đổi số, trên 80% các nghiệp vụ của FSI đã được đưa lên môi trường số từ đầu năm 2019. Ngay khi đại dịch bùng phát, từ đầu tháng 3 FSI đã cho 80% nhân sự làm việc từ xa và các hoạt động vẫn diễn ra thông suốt, không gặp gián đoạn kinh doanh.
– Bên cạnh đó, tại thời điểm này, từ chính các sản phẩm thế mạnh là số hóa và chuyển đổi số của FSI, chúng tôi tiếp tục tập trung nghiên cứu, phát triển nhanh các sản phẩm, giải pháp mới theo 2 hướng: 1 là các sản phẩm gia tăng nhu cầu trong giai đoạn dịch bệnh như họp từ xa, quản lý công việc online, làm việc từ xa…Thứ 2 là tận dụng thời gian nghiên cứu và phát triển R&D cho các giải pháp mà về dài hạn các doanh nghiệp đều cần để chuyển mình để thành doanh nghiệp số. Và để khi kết thúc mùa dịch sẽ bùng phát chiếm lĩnh thị trường và nhanh chóng cung cấp cho Khách hàng.
Nếu muốn gửi lời nhắn nhủ với các doanh nghiệp còn đang hoang mang, ông có lời khuyên nào giúp họ?
Thời gian này sẽ thực sự khó khăn, tuy nhiên, chúng ta hãy nhìn vào thực trạng của doanh nghiệp mình để hành động. Thực tế đã cho thấy rằng, trong “nguy” có “cơ”, nhiều đơn vị kinh doanh đuối sức vì Covid-19 thì vẫn có những doanh nghiệp đã lội ngược dòng, tìm thấy cơ hội, áp dụng hướng đi thức thời giữa lúc nguy nan.
Tôi có thể lấy ví dụ điển hình: một số hệ thống nhà hàng Golden Gate đã áp dụng hình thức phục vụ tại gia, nhiều doanh nghiệp tiến hành bán hàng trực tuyến thông qua các kênh thương mại điện tử. Hay như một số đơn vị công nghệ áp dụng làm việc online, đào tạo online, chấm công online. Và chính FSI chúng tôi cũng sẵn sàng chuyển giao, hỗ trợ các doanh nghiệp ứng dụng sản phẩm của mình dễ dàng, miễn phí đồng hành cùng các doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn này.
Đã đến lúc doanh nghiệp cần chia tay với cách làm quá khứ, hãy nhận ra khủng hoảng và nhanh chóng ứng dụng các giải pháp công nghệ hữu hiệu để vượt qua thách thức của đại dịch.
Xin cảm ơn Ông!
>> Xem thêm bài viết: Số hóa tài liệu trong thư viện – Lợi ích không tưởng