quy trình quản lý văn bản đi và đến

Quy trình quản lý văn bản đi và đến trong doanh nghiệp

Quy trình quản lý văn bản đi và đến là điều kiện cần thiết và là một trong bốn mặt hoạt động của công tác văn thư cơ quan. Quản lý văn bản là việc tổ chức thực hiện quản lý hệ thống văn bản đến và văn bản đi của cơ quan theo nguyên tắc và trình tự nhất định.

Khái niệm văn bản đi, văn bản đến

Văn bản đi: là tất cả các loại văn bản, bao gồm văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính và văn bản chuyên ngành (kể cả bản sao văn bản, văn bản nội bộ và văn bản mật) do cơ quan, tổ chức phát hành. 
Văn bản đến: là tất cả các loại văn bản, bao gồm văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính và văn bản chuyên ngành (kể cả bản Fax, văn bản được chuyển qua mạng, văn bản mật) và đơn, thư gửi đến cơ quan, tổ chức.
quy trình quản lý văn bản đi và đến

Nguyên tắc quản lý văn bản

Tất cả văn bản đi, văn bản đến của cơ quan, tổ chức phải được quản lý tập trung tại Văn thư cơ quan (sau đây gọi tắt là Văn thư) để làm thủ tục tiếp nhận, đăng ký; trừ những loại văn bản được đăng ký riêng theo quy định của pháp luật. Những loại hình văn bản đến không được đăng ký tại phòng văn thư, các đơn vị, cá nhân không có trách nhiệm giải quyết. Văn bản đi, văn bản đến thuộc ngày nào phải được đăng ký, phát hành hoặc chuyển giao trong ngày, chậm nhất là trong ngày làm việc tiếp theo. Một số tài liệu, văn bản, công văn đến được đóng dấu chỉ các mức độ khẩn cấp như: ‘‘Hỏa tốc” , “Thượng khẩn” và “Khẩn” (sau đây gọi chung là văn bản khẩn) phải được đăng ký, trình và chuyển giao ngay sau khi nhận được. Văn bản khẩn đi phải được hoàn thành thủ tục phát hành và chuyển phát ngay sau khi văn bản được ký. Văn bản, tài liệu có nội dung mang bí mật nhà nước (sau đây gọi tắt là văn bản mật) được đăng ký, quản lý theo quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ bí mật nhà nước và hướng dẫn tại Thông tư này. Văn bản, hồ sơ, tài liệu phải được lưu giữ, bảo vệ, bảo quản an toàn, nguyên vẹn và sử dụng đúng mục đích trong quá trình tiếp nhận, chuyển giao, giải quyết công việc.

Các bước xử lý văn bản đến

 Tiếp nhận văn bản đến: Khi tiếp nhận văn bản đến từ mọi nguồn, trong giờ hoặc ngoài giờ làm việc. Văn thư hoặc người được giao nhiệm vụ tiếp nhận văn bản đến phải kiểm tra số lượng, tính trang bị, dấu niêm phong (nếu có), kiểm tra, đối chiếu với nơi gửi trước khi nhận và ký nhận. Trường hợp phát hiện thiếu, mất bì, tình trạng bì không còn nguyên vẹn hoặc văn bản được chuyển đến muộn hơn thời gian ghi trên bì (đối với bì văn bản có đóng dấu “Hỏa tốc” hẹn giờ), Văn thư hoặc người được giao nhiệm vụ tiếp nhận văn bản đến phải báo cáo ngay cho người có trách nhiệm; trường hợp cần thiết, phải lập biên bản với người chuyển văn bản. Đối với văn bản đến được chuyển phát qua máy Fax hoặc qua mạng, Văn thư phải kiểm tra số lượng văn bản, số lượng trang của mỗi văn bản; nếu phát hiện có sai sót, phải kịp thời thông báo cho nơi gửi hoặc báo cáo người có trách nhiệm xem xét, giải quyết.
quy trình quản lý bản doceye
 Đăng ký văn bản đến: Văn bản đến được đăng ký bằng Sổ đăng ký văn bản đến hoặc Cơ sở dữ liệu quản lý văn bản đến trên máy vi tính. Đăng ký văn bản đến bằng sổ bằng cách lập sổ đăng ký văn bản đến. Phải đăng ký đầy đủ, rõ ràng, chính xác các thông tin cần thiết về văn bản; không viết bằng bút chì, bút mực đỏ; không viết tắt những từ, cụm từ không thông dụng.
Trình, chuyển giao văn bản đến: Sau khi đăng ký văn bản đến, Văn thư phải trình kịp thời cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoặc người được người đứng đầu cơ quan, tổ chức giao trách nhiệm (sau đây gọi chung là người có thẩm quyền) xem xét và cho ý kiến phân phối, chỉ đạo giải quyết. Văn bản đến có dấu chỉ các mức độ khẩn phải được trình và chuyển giao ngay sau khi nhận được. Căn cứ nội dung của văn bản đến; Quy chế làm việc của cơ quan, tổ chức; chức năng, nhiệm vụ và kế hoạch công tác được giao cho các đơn vị, cá nhân, người có thẩm quyền phân phối văn bản cho ý kiến chỉ đạo giải quyết và thời hạn giải quyết văn bản (nếu cần). Đối với văn bản đến liên quan đến nhiều đơn vị hoặc nhiều cá nhân thì cần ghi rõ đơn vị hoặc cá nhân chủ trì, đơn vị hoặc cá nhân phối hợp và thời hạn giải quyết của mỗi đơn vị, cá nhân (nếu cần).Chuyển giao văn bản đến: Căn cứ vào ý kiến phân phối của người có thẩm quyền, Văn thư chuyển giao văn bản đến cho các đơn vị hoặc cá nhân giải quyết. Việc chuyển giao văn bản phải đảm bảo kịp thời, chính xác, đúng đối tượng, chặt chẽ và giữ gìn bí mật nội dung văn bản.

Các bước trong quy trình giải quyết văn bản đi

Quản lý văn bản đi: Kiểm tra thể thức và kỹ thuật trình bày; ghi số và ngày, tháng, năm của văn bản. Trước khi phát hành văn bản, Văn thư kiểm tra lại thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản; nếu phát hiện sai sót thì báo cáo người có trách nhiệm xem xét, giải quyết.Ghi số và ngày, tháng, năm của văn bản. Tất cả văn bản đi của cơ quan, tổ chức được ghi số theo hệ thống số chung của cơ quan, tổ chức do Văn thư thống nhất quản lý; trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Việc ghi số văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành và đăng ký riêng.

Phần mềm quản lý văn bản đi và đến Doceye

Quản lý văn bản đi và đến ở các doanh nghiệp hiện nay là vô cùng quan trọng. Phần mềm quản lý văn bản đi và đến DocEye là một trong những phần mềm tiêu biểu trong việc giải quyết các vấn đề khó khăn liên quan đến các loại văn bản tại nhiều đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp.
phần mềm quản lý văn bản
Cho nên, công ty FSI đã cho ra đời phần mềm quản lý văn bản đi và đến mang tên DocEye. Phần mềm đã được rất nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị doanh nghiệp lựa chọn sử dụng để quản lý hệ thống văn bản của đơn vị mình, đổi mới quy trình làm việc, nâng cao hiệu suất lao động của toàn thể cán bộ nhân viên, hỗ trợ mạnh mẽ hiệu quả cho công tác điều hành của lãnh đạo và thủ trưởng đơn vị, tiến tới một văn phòng điện tử hiện đại. 
Phần mềm quản lý văn bản đi và đến DocEye là một hệ thống được sử dụng để thu nhận, quản lý, lưu trữ và phân phối toàn bộ thông tin phi cấu trúc của đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp tới người dùng, tới các ứng dụng khác và tới các quy trình nghiệp vụ của tổ chức đó.
Theo đó thu nhận và phân loại thông tin tài liệu và tìm kiếm tài liệu trở nên dễ dàng. Khi người dùng được sử dụng phần mềm quản lý văn bản đến và văn bản đi trực tuyến hiệu quả thì người văn thư xử lý công việc của mình một cách đơn giản nhanh chóng hơn.

Những ưu điểm nổi bật của phần mềm quản lý văn bản đi và đến DocEye 

Tiết kiệm đến 40% thời gian cho việc tìm kiếm, quản lý văn bản đi và văn bản đến: Phần mềm quản lý văn bản đi và đến DocEye giúp người dùng sắp xếp văn bản, tài liệu đi đến khoa học theo nhu cầu riêng (theo năm, theo phòng ban, theo mục đích sử dụng,…) giúp việc tìm kiếm nhờ vậy nhanh chóng, dễ dàng hơn. Ngoài ra, phần mềm quản lý văn bản đi và đến này còn tích hợp tính năng tìm kiếm full text, tìm kiếm toàn văn (PDF searchable) và tìm kiếm nâng cao, giúp tra cứu tài liệu một cách thuận tiện chỉ với từ khóa và một click chuột. Không giới hạn nội dung tìm kiếm thuộc đoạn văn bản nào của tài liệu.
Phần mềm quản lý văn bản Doceye giúp chúng ta tiết kiệm được chi phí quản lý và tài liệu được bảo quản bảo mật: So với việc quản lý văn bản đi và đến giấy gây tốn chi phí quản lý và bảo quản tài liệu như trước đây, phần mềm quản lý văn bản DocEye sẽ được chuyển cấu trúc về dạng dữ liệu số và được tích hợp vào hệ thống phần mềm của doanh nghiệp hoặc lưu vào bản CD, DVD,…. theo nhu cầu riêng của từng khách hàng. Nhờ đó tiết kiệm chi phí quản lý và bảo quản tài liệu giấy.
phần mềm quản lý văn bản doceye
Phần mềm quản lý văn bản DocEye cũng có thể quản lý các tài liệu số một cách khoa học, giúp giảm thiểu việc lưu trữ các tài liệu cứng gây tốn diện tích kho bãi và nhân sự quản lý. Đồng thời, các tài liệu cũng ít bị hư hỏng trong quá trình sử dụng, từ đó tiết kiệm chi phí phục chế tài liệu.
Bảo mật an toàn hỗ trợ quản lý văn bản đi và đến hiệu quả: DocEye được vận hành theo cơ chế bảo mật nhiều lớp, đảm bảo quy trình an ninh thông tin ISO/IEC 27001: 2013 và tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9001:2015 giúp việc quản lý văn bản đi và đến được đảm bảo an toàn tuyệt đối, tránh tình trạng thất thoát trong quá trình sử dụng tài liệu so với trước đây.

>> Xem thêm bài viết: Hướng dẫn số hóa tài liệu lưu trữ trong cơ quan doanh nghiệp


Bạn có biết, tại Việt Nam có tới hơn 80% lãnh đạo doanh nghiệp muốn chuyển đổi số và 65% doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư mạnh vào chuyển đổi số, tuy nhiên lại có đến 53,7% doanh nghiệp gặp vấn đề về các giải pháp về giải pháp làm việc nội bộ.

Để khắc phục tình trạng đó hãy trải nghiệm miễn phí Hệ thống tự động hóa doanh nghiệp WEONE.VN! Thử nghiệm hoặc đăng ký hỗ trợ tư vấn chuyên sâu 1-1 để giải quyết những vấn đề về quản trị doanh nghiệp TẠI ĐÂY!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *