Những sai lầm nhà lãnh đạo gặp phải khi quản lý nhân sự

Trong một doanh nghiệp, người lãnh đạo đóng vai trò cực kì quan trọng. Người lãnh đạo tốt là người luôn đưa ra ý tưởng để doanh nghiệp đi lên và ngược lại. Bởi vậy, để trở thành một người “dẫn đầu” tài giỏi, quyết đoán là một trong những bài học không thể thiếu của mỗi sếp. Dưới đây là những sai lầm doanh nghiệp gặp phải, để từ đó những nhà lãnh đạo có thể quản lý nhân lực hiệu quả hơn. Hãy cùng đọc tiếp bài viết này nhé !

  1. Không đóng góp ý kiến

Nếu trong một doanh nghiệp khi nhân viên làm việc kém hiệu quả hay gặp lỗi. Là một nhà lãnh đạo nếu bạn không đưa ra được ý kiến phản hồi hay nhắc nhở. Vô hình chung bạn đã mặc kệ tình trạng này, để nhân viên tiếp tục phạm sai lần những lần tiếp theo. Đây cũng chính là yếu tố lấy đi sự cải thiện hiệu quả của người nhân viên, làm ảnh hưởng đến tình hình phát triển của công ty.

  1. Không thường xuyên dành thời gian cho đội ngũ

Việc phát triển dự án của bạn là việc quan trọng. Thế nhưng, nếu bạn để lỗ hổng ở nhân viên, bạn không thường xuyên dành thời gian cho họ, không hiểu được khi nào họ cần mình, họ cần giải quyết những điều gì khúc mắc, và không đưa ra sự hỗ trợ nhiệt tình…Tất cả những điều này sẽ gây chậm quá trình nhân viên hoàn thành công việc, dẫn tới chán nản trong công việc. Và khó giữ chân nhân viên lâu dài.
Là một người lãnh đạo, hãy đưa ra những lịch trình làm việc theo một khung thời gian nhất định, và sắp xếp thời gian để có thể lắng nghe, chia sẻ, trò chuyện với nhân viên, cấp dưới của mình.
  1. Quá buông lỏng

Bạn không muốn quá khắt khe hay tiểu tiết trong việc quản lý nhân viên của mình. Nhưng nếu như bạn dùng buông lỏng, và dễ dàng với nhân viên cũng như công việc bạn giao cho họ. Điều này sẽ khiến nhân viên đi sai hướng, và chểnh mảng trong công việc, gây hậu quả năng suất kém. Hãy giúp họ hiểu được rõ, nhiệm vụ cũng như trách nhiệm mà họ cần đảm nhiệm. Cùng với đó, sử dụng những phương thức giao quyền, khơi gợi những mạnh mẽ, nhiệt huyết. Chắc chắn rằng việc quản lý sẽ đơn giản và được đảm bảo hơn.

Quản lý không được tồn tại dưới bạn bè mà là sếp. Nếu mong muốn mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên luôn được cởi mở, thân thiện và có sự giới hạn. Nếu không nhiều người dưới quyền sẽ vượt quyền hạn và lợi dụng những lòng tốt của bạn.

  1. Không xác định rõ ràng mục tiêu

Một nhà lãnh đạo luôn cần hiểu rõ được chiến lược cũng như mục tiêu phát triển của công ty. Điều này sẽ giúp nhân viên hiểu được doanh nghiệp và sếp của mình mong muốn gì. Sẽ thật “sai lầm” nếu ngay cả chính bản thân lãnh đạo cũng không biết hướng đi sẽ ra sao. Rất có thể lúc này, bạn bảo nhân viên của mình chạy đi, họ cũng không biết nên chạy từ đâu, chạy ra sao, chạy bằng cách nào. Điều này sẽ khiến dự án của bạn đi sai đường. Bởi vậy, chúng tôi khuyên bạn có thể dùng kế hoạch thiết lập dựa trên mô hình SMART để đưa ra chiến lược rõ ràng.

  1. Hiểu lầm động cơ

Khi bắt đầu tuyển dụng nhân sự, bạn cần hiểu rõ và nắm bắt được mục tiêu mà họ đề ra khi vào công ty mình là gì? Với mỗi người, họ sẽ đến với những mục tiêu khác nhau. Không phải ai đến cũng vì tiền, họ có thể vì phát triển bản thân, chuyên môn, tìm kiếm môi trường để phát triển bản thân. Khi đã hiểu rõ được mục tiêu của nhân viên, bạn sẽ thúc giục và tạo được năng lượng để thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên.

  1. Không làm gương cho nhân viên

Là nhà lãnh đạo thông minh, bạn luôn cần nhớ rằng, nhân viên của bạn luôn theo dõi và quan sát bạn. Nếu bạn muốn hành vi của họ được chỉnh chu, trước hết tất cả những hành vi của bạn cần được hoàn hảo. Bởi, nếu bạn muốn họ cống hiến cho công việc, thì bạn phải là người tiên phong cống hiến trước. Bạn muốn họ đi làm đúng giờ, thì bạn phải luôn luôn là người đúng giờ.

  1. Tuyển dụng gấp

Nếu công ty của bạn đang gặp vấn đề thiếu vị trí, bạn lại cần tuyển dụng gấp gáp người để vào vị trí. Nhưng đôi khi sự gấp gáp của bạn lại khiến công ty tuyển phải một nhân sự không phù hợp, họ sẽ bị sa thải bởi không đáp ứng được nhu cầu, thái độ, và năng suất công việc. Điều này làm ảnh hưởng cả đến một tiến trình dự án. Không những vậy, chi phí đào tạo, tuyển dụng, và bàn giao công việc cũng chiếm nhiều thời gian và tiền bạc của doanh nghiệp. Hãy cân nhắc cận trọng trong vấn đề tuyển dụng, đừng lựa chọn người giỏi nhất, hãy lựa chọn người phù hợp nhất.

  1. Hiểu sai vai trò của mình

Nếu bạn đang là một người lãnh đạo hay một nhà quản trị nhân sự. Thì lúc này vai trò của bạn đã hoàn toàn khác. Hãy luôn nhớ vị trí của mình ở thời điểm hiện tại để lên kế hoạch phát triển lâu dài cho công ty, cho đội nhóm. Đừng quá mải chạy theo những việc vụn vặt như trước nữa. Hãy nhớ rằng, việc của bạn là cần quản lý – lãnh đạo đôi ngũ đi lên.

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của chúng tôi về “những sai lầm doanh nghiệp gặp phải trong lãnh đạo và quản lý”. Hy vọng bài viết sẽ giúp những nhà lãnh đạo có cái nhìn đúng đắn trong việc đào tạo và quản lý nhân viên của mình để cùng đưa doanh nghiệp đi lên.

Xem thêm: Kỹ năng lãnh đạo và truyền cảm hứng cho nhân viên | Lãnh đạo thông minh


Bạn có biết, tại Việt Nam có tới hơn 80% lãnh đạo doanh nghiệp muốn chuyển đổi số và 65% doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư mạnh vào chuyển đổi số, tuy nhiên lại có đến 53,7% doanh nghiệp gặp vấn đề về các giải pháp về giải pháp làm việc nội bộ.

Để khắc phục tình trạng đó hãy trải nghiệm miễn phí Hệ thống tự động hóa doanh nghiệp WEONE.VN! Thử nghiệm hoặc đăng ký hỗ trợ tư vấn chuyên sâu 1-1 để giải quyết những vấn đề về quản trị doanh nghiệp TẠI ĐÂY!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *